Bơm thủy lực là bộ phận không thể thiếu để hệ thống thủy lực có thể vận hành được. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng bơm có thể gặp phải một số sự cố như hư hỏng, thay thế bơm nhưng không đúng chiều quay, bơm bị nóng khi hoạt động,…
Chính vì vậy, việc nắm bắt được cách điều chỉnh bơm thủy lực là điều cần thiết đối với người dùng. Suaxenang.com sẽ chia sẻ đến bạn những thông tin về cách điều chỉnh loại bơm này qua bài viết sau.
Cách chỉnh áp suất bơm thủy lực
Mục lục
Tùy theo thiết kế của hệ thống mà chúng ta cần áp dụng cách chỉnh bơm thủy lực thông qua áp suất sao cho phù hợp. Dưới đây là những bước cơ bản để bạn thực hiện việc điều chỉnh áp suất bơm thủy lực mà bạn nên biết:
Bước 1
Lắp bơm với động cơ, sau đó kéo bơm lên trạm test nhằm kiểm tra độ kín khít của ống hút và khớp nối bơm về độ chắc chắn độ đồng trục có sự ăn khớp với chân đế động cơ, ke gá bơm. Bên cạnh đó, cần phải đảm bảo lắp đường ống hút lọc hút sao cho phù hợp với lưu lượng của bơm.
Thông thường, lượng dầu cho qua của bộ lọc, đường kính trong của ống hút với vận tốc dầu cho qua từ 1 đến 3 m/s.). Lắp đường ống đẩy cho bơm (tốt nhất bạn nên chọn một đoạn ống mềm với lưu lượng cho qua có vận tốc cao nhất khoảng 15 m/s và áp suất 1,3 đến 1,5 áp suất tối đa của bơm với chiều dài tối thiểu 1,5 m).
Bước 2
Tiến hành mở van cầu để gây tải khiến bơm đẩy tự do về thùng, sau đó nới lỏng hoàn toàn lò xo nén của van chỉnh áp suất theo chiều ngược kim đồng hồ sau vài giây, bạn đóng van cầu gây tải. Lúc này, dòng dầu qua bơm chủ yếu sẽ được nén qua van chỉnh áp suất.
Bước 3
Để thực hiện chỉnh độ nén của lò xo trên van chỉnh áp, bạn dùng tua vít để chỉnh vặn theo chiều kim đồng hồ. Bạn cần chú ý quan sát chỉ số trên đồng hồ đo.
Bước 4
Để kiểm tra khả năng đạt áp suất tối đa của máy bơm dầu thủy lực, bạn cần chỉnh tới áp suất làm việc định mức của bơm. Sau đó, bạn quan sát đồng hồ đo áp và chỉnh vít theo chiều tăng dần tới khi đạt áp suất tối đa thì dừng lại. Sau khoảng từ 3 đến 5 giây, bạn tiến hành mở van khóa để bơm chảy trực tiếp về thùng tránh tình trạng hỏng bơm.
Bước 5
Lúc này bạn cần ngừng bơm để tiến hành kiểm tra lại hệ thống sau khi chỉnh áp lần đầu. Sau đó, bạn nới vít chỉnh theo chiều ngược kim đồng hồ của van chỉnh áp để lò xo nén có thể trở về trạng thái bình thường. Tiếp đến, bạn cần mở van khóa để bơm chạy nén dầu trực tiếp vào thùng. Bạn cần thực hiện 3 lần chỉnh áp như trên.
Bước 6
Kết quả của quá trình thử chỉnh áp suất cần được ghi vào bảng các thông số của lọc hút, van cầu, bơm, van chỉnh áp( van tràn, van áp suất,…), đồng hồ,… để làm tài liệu xác nhận độ tin cậy của bơm và van.
Bước 7
Đối với van chỉnh áp suất của bơm, sau khi chỉnh đúng áp suất làm việc theo thiết kế, bạn cần khóa và cố định vít chỉnh bằng đai ốc công. Điều này nhằm đảm bảo van chỉnh áp suất không bị ảnh hưởng bởi sự rung lắc cũng như những tác động bên ngoài.
>> Xem thêm: Tìm hiểu về biến mô thủy lực là gì?
Cách đổi chiều quay của bơm Thủy lực
Cách điều chỉnh bơm thủy lực bằng cách đổi chiều quay được khá nhiều người quan tâm. Chiều quay của bơm thủy lực phụ thuộc vào nguyên lý làm việc và kết cấu của từng loại bơm, chiều quay này thường được nhà sản xuất quy định.
Để phù hợp với động cơ kéo, thông thường sẽ có 2 chiều quay là quay trái “L” và quay phải “R”. Chính vì vậy, bạn cần chú ý tới chiều quay của động cơ kéo trước khi quyết định mua bơm để tránh tình trạng hư hỏng khi vận hành bơm.
Tuy nhiên, một số loại bơm thủy lực được nhà sản xuất thiết kế có thể thay đổi chiều quay để người dùng thuận tiện trong việc sử dụng. Đơn vị cung cấp thiết bị cần nắm rõ thông tin sản phẩm cũng như cách thay đổi chiều quay để hướng dẫn khách hàng khi cần thiết. Khách hàng cũng cần chú ý tham khảo catalog hướng dẫn sử dụng kèm theo bơm để nắm được cách thay đổi chiều quay của bơm thủy lực.
Bơm thủy lực làm việc bị nóng
Trong quá trình làm việc, bơm thủy lực bị nóng do dầu bị nén ở áp suất cao để sinh công cho hệ thống tạo ra nhiệt lượng. Bên cạnh đó, nhiệt còn được tạo ra do chất lỏng chảy qua khe hẹp của van và đường xả của van, ma sát trong hệ thống,… gây nên hiện tượng bơm bị nóng.
Nguyên nhân
Nguyên nhân sinh nhiệt dầu do lượng dầu quá ít, không đủ để thực hiện quá trình trao đổi nhiệt với môi trường (để làm mát tự nhiên). Ngoài ra, chế độ làm việc của máy không được xả tải khi máy không có nhu cầu gây tải cũng là nguyên nhân dẫn tới tình trạng này.
Cách khắc phục
Một số biện pháp khắc phục tình trạng may bom thuy luc bị nóng lên mà bạn nên biết:
- Thiết kế thùng dầu có khả năng thoát nhiệt tốt.
- Thiết kế hệ thống thủy lực thường xuyên được xả tải khi không cần gây tải (dùng van an toàn, van chỉnh áp suất hệ thống có xả tải, dùng bơm chỉnh được lưu lượng, dùng van phân phối có xả tải, dùng van một chiều hoặc van một chiều có điều khiển để dự tải).
- Thiết kế hệ thống đường ống dẫn ngắn nhất, hạn chế những điểm uốn, gấp khúc để giảm tối đa ma sát.
Ngoài ra, trường hợp bạn không sửa bơm thủy lực bằng những giải pháp trên để làm mát dầu, cần làm mát dầu cưỡng bức. Điều này cũng nhằm tránh tình trạng bơm thủy lực nóng lên, cụ thể như sau: làm mát dầu bằng gió, bằng nước hoặc bằng máy lạnh.
Lời kết về cách điều chỉnh bơm thủy lực
Bơm thủy lực là bộ phận không thể thiếu trong hệ thống thủy lực. Trong quá trình hoạt động, bơm thủy lực có thể xảy ra một số hư hỏng, gây cản trở công việc. Chính vì vậy, người dùng cần nắm rõ cách chỉnh áp suất, đổi chiều quay, xử lý khi bơm thủy lực bị nóng,… Những thông tin về cách điều chỉnh bơm thủy lực đã được Suaxenang.com chia sẻ đến bạn qua bài viết trên.
Ngoài ra phía công ty Asa còn có dịch vụ sửa chữa xe nâng tại TP.HCM và các tỉnh thành phía Nam. Sửa chữa xe nâng hàng nhanh chóng, tận nơi, giá rẻ và bảo đảm chất lượng. Với chính sách ưu đãi cùng với chế độ chăm sóc khách hàng chu đáo sẽ làm khách hàng hài lòng.