Nếu không phải là người trong ngành thì chắc hẳn bạn sẽ không biết dầu thủy lực là gì. Đồng thời nên thay dầu thủy lực khi nào? Đây là loại dầu được sử dụng rất phổ biến trong các loại máy móc sử dụng động cơ thủy lực. Sau đây suaxenang.com sẽ giúp bạn tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này qua bài viết.
Dầu thủy lực là gì?
Mục lục
Dầu thủy lực là loại dầu chuyên dụng cho các hệ thống và bộ phận thủy lực, được pha chế theo công thức khoa học và tối ưu nhất. Giúp gia tăng truyền tải năng lượng khi nâng hạ thiết bị hoặc kéo lên xuống.
Ngoài ra dầu thủy lực được sử dụng để tránh tình trạng mài mòn, gỉ sét của hệ thống thủy lực, giúp bôi trơn làm giảm ma sát cho các sự chuyển động được trơn tru hơn, đảm bảo cho các bộ phận máy móc trong hệ thống hoạt động ở trạng thái tốt nhất.
Dầu thủy lực còn có tên gọi khác là nhớt 10. Loại dầu này tồn tại dưới dạng chất lỏng và được pha trộn từ dầu gốc tổng hợp hoặc dầu gốc khoáng. Loại dầu này giúp bôi trơn máy, chống mài mòn, làm mát và hạn chế sự gỉ sét cho máy móc.
Nhớt 10 chính là nhiên liệu quan trọng giúp các thiết bị có thể hoạt động. Cụ thể như máy xúc, máy CNC, phanh thủy lực, máy cán tôn, máy dập kim loại, hệ thống truyền động, máy ép ván gỗ…
Trên thị trường, dầu thủy lực gốc khoáng được sử dụng nhiều nhất với khoảng 80% thị phần. Còn lại dầu thủy lực phân hủy sinh học và dầu thủy lực chống cháy chiếm khoảng 20% thị phần.
Phân Loại dầu thủy lực
Có rất nhiều loại dầu thủy lực trên thế giới nhưng sau đây Suaxenang.com sẽ kể những loại dầu thủy lực phổ biến hiện nay: dầu thủy lực gốc khoáng, dầu thủy lực chống cháy (không pha nước), dầu thủy lực chống cháy (pha nước), dầu thủy lực phân hủy sinh học.
Dưới đây là một số ký hiệu của dầu thủy lực giúp bạn phân biệt:
- HH Dầu khoáng tinh chế không có phụ gia
- HL Dầu khoáng tinh chất chứa phụ gia chống gỉvê chống oxi hóa
- HM Kiểu HL có cải thiện tính chống mòn
- HR Kiểu HL có cải thiện chỉ số độ nhớt
- HV Kiểu HM có cải thiệu chỉ số độ nhớt
- HG Kiểu HM có chống kẹt, chống chuyển động trượt chảy
- HS Chất lỏng tổng hợp không só tính chất chống cháy đặc biệt
- HFAE Nhũ tương dầu trong nước chống cháy, có 20% KLcác chất có thể cháy được
- HFAS Dung dịch chống cháy của hóa chất pha trong nước có tối thiểu 80% kl nước
- HFB Nhũ tương chống cháy của nước trong dầu có tối đa 25% kl các chất có thể cháy được
- HFC Dung dịch chống cháy của polyme trong nước, có tối thiểu 35% nước
- HFDR Chất lỏng tổng hợp chống cháy trên cơ sở estecủa axit phosphoric.
- HFDS Chất lỏng tổng hợp chống cháy trên cơ sở clo-hydrocacon
- HFDT Chất lỏng tổng hợp chống cháy trên sơ sở hỗn hợp HFDR và HFDS
Những nguyên nhân gây ra hiện tượng dầu thủy lực bị nóng
Việc tìm hiểu nguyên nhân dầu thủy lực bị nóng sẽ giúp người dùng xác định được lỗi nhanh chóng, chính xác và đưa ra biện pháp xử lý phù hợp. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp:
Bơm thủy lực bị hỏng
Nguyên nhân đầu tiên đã tới tình trạng dầu thủy lực bị nóng cần phải kể tới chính là do bơm thủy lực bị hỏng. Nếu không được phát hiện và thay thế kịp thời sẽ dẫn tới tình trạng dầu thủy lực phải hoạt động liên tục nhưng không được làm nguội. Đây là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến hiện tượng dầu thủy lực bị nóng.
Hệ thống làm mát bị trục trặc
Hệ thống làm mát có nhiệm vụ tản nhiệt cho cả hệ thống máy. Trong quá trình hoạt động, dầu thủy lực tự sinh nhiệt, các chi tiết máy cọ xát vào nhau tạo nên ma sát cũng sẽ sinh ra nhiệt. Chính vì thế, khi một số bộ phận làm mát như két nước tản nhiệt, dầu tưới nguội cho máy phay,… gặp sự cố, bị hư hỏng sẽ khiến cả hệ thống máy và dầu thủy lực bị nóng lên.
Van xả dầu bị bít tắc
Van xả dầu bị bít tắc cũng là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng nóng lên của dầu thủy lực. Bởi lẽ, lượng dầu hoạt động trong thời gian dài bị nóng lên không được thay thế bởi lượng dầu mát bên ngoài đi vào. Chính vì vậy, trước khi vận hành máy móc, bạn nên tiến hành kiểm tra kỹ van xả dầu.
Dầu thủy lực bị nhiễm bẩn
Đây là một trong những câu trả lời dành cho câu hỏi “nguyên nhân nóng dầu thủy lực là gì?”. Khả năng bôi trơn của dầu thủy lực bị giảm do bị nhiễm bẩn, kém chất lượng. Điều này khiến cho máy móc nóng lên và truyền nhiệt ngược lại khiến dầu bị nóng lên.
Đồng thời, khi dầu bị nhiễm tạp chất khiến kích thước và cấu trúc của tinh thể dầu không đồng đều dẫn đến tình trạng dầu dễ nóng hơn nhiều.
>> Xem thêm: Hãy tham khảo dịch vụ sửa xe nâng của Asa nếu bạn có nhu cầu sửa chữa thiết bị của mình nhé!
Áp suất hệ thống thủy lực bị quá tải
Dầu thủy lực bị nóng lên có thể do áp suất của hệ thống thủy lực bị quá tải khiến lưu lượng dầu trong máy không thể lưu thông được hoặc bị đè nén.
Xảy ra hiện tượng áp suất bị tổn hao ở các khâu nhiều
Áp suất bị tổn hao ở các khâu nhiều sẽ khiến lượng dầu mới không thể thay thế cho lượng dầu cũ. Bởi vậy, lượng dầu cũ sẽ phải hoạt động trong thời gian dài mà không được thay thế sẽ nóng lên nhiều.
Trong thùng còn quá ít dầu
Khi trong thùng còn quá ít dầu, nhiệt độ của lượng dầu còn lại sẽ tăng nhanh hơn trong quá trình máy hoạt động. Để đảm bảo máy móc vận hành ổn định và đạt trạng thái tốt nhất, bạn nên duy trì lượng dầu ổn định ở mức lớn hơn ⅓ tổng lượng dầu trong thùng.
Van xả dầu gặp sự cố
Van xả dầu gặp sự cố như bị bít tắc, rò rỉ,…sẽ khiến lượng dầu cũ không thể được thay mới bằng dầu khác dẫn tới tình trạng dầu thủy lực bị nóng.
Bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ thay đổi bên ngoài
Nhiệt độ của môi trường bên ngoài cũng có thể là nguyên nhân khiến dầu thủy lực bị nóng lên. Vào những ngày nắng nóng, nhiệt độ ngoài trời tăng cao khiến toàn bộ nhiệt độ của hệ thống máy móc cũng như dầu thủy lực trong máy tăng lên một cách tự nhiên.
Độ dầu thủy lực đang sử dụng không phù hợp với máy
Dầu thủy lực bạn đang sử dụng cho hệ thống máy có độ không phù hợp. Điều này ngoài việc khiến dầu dễ nóng lên còn khiến hệ thống máy hoạt động kém hiệu quả. Nếu tình trạng này kéo dài, hệ thống máy của bạn còn có thể gặp sự cố, bị hư hỏng nặng.
Cách khắc phục dứt điểm
Để khắc phục dứt điểm tình trạng dầu thủy lực bị nóng, trước hết bạn cần kiểm tra tình trạng của máy móc. Bạn cần kiểm tra tất cả các linh phụ kiện bên ngoài và bên trong có gặp vấn đề hay sự cố gì không.
Nếu phát hiện sự cố, hư hỏng của những linh phụ kiện này, bạn cần tìm biện pháp khắc phục ngay để không làm ảnh hưởng tới hoạt động của máy móc. Bên cạnh đó, bạn cần lựa chọn loại dầu thủy lực chất lượng cao và phù hợp với loại máy để mang lại hiệu quả bôi trơn, chống gỉ khét, ăn mòn một cách tối ưu. Đặc biệt, bạn có thể sử dụng bộ giải nhiệt dầu thủy lực để tăng thêm hiệu quả làm mát.
Cách chọn dầu thủy lực tốt
Sau khi tìm hiểu dầu thủy lực là gì bạn nên quan tâm đến việc làm thế nào để chọn. Muốn chọn được loại dầu thủy lực tốt bạn nên quan tâm đến các yếu tố cụ thể dưới đây:
Thế nào là dầu thủy lực tốt?
Nhiều người lầm tưởng dầu có độ nhớt cao là dầu thủy lực tốt. Tuy nhiên, dầu tốt phải là dầu có thể giữ được nguyên tính chất ngay cả khi nhiệt độ, điều kiện bên ngoài thay đổi. Nói đúng hơn thì dầu thủy lực tốt là dầu có thể duy trì tính chất trong điều kiện biên độ nhiệt lớn. Dầu thủy lực có độ nhớt càng cao thì chỉ số thay đổi độ nhớt càng chậm.
Giá thành của dầu thủy lực cũng thay đổi tùy vào đó là loại dầu nào, hãng nào sản xuất hay được bán ở đâu. Bạn cần lưu ý để mua được loại dầu phù hợp với nhu cầu sử dụng, chính hãng, giá cả phải chăng và thời hạn bảo hành lâu nhất có thể.
Lưu ý đến độ sạch của dầu thủy lực
Đối với dầu thủy lực thì độ sạch rất quan trọng. Bởi vì dầu càng sạch thì các tác dụng của dầu đối với thiết bị càng lớn và ngược lại. Chắc chắn rằng các loại dầu càng rẻ thì độ sạch của sản phẩm càng thấp. Cùng với đó, thời gian sử dụng sẽ ngắn và khả năng gây hư hại cho hệ thống thủy lực càng cao. Đặc biệt, dầu càng bẩn thì càng làm giảm khả năng vận hành và tuổi thọ của thiết bị.
Cách phân biệt dầu thủy lực giả
Tình trạng làm giả, làm nhái các sản phẩm dầu thủy lực là rất nhiều. Bởi lẽ sức tiêu thụ của mặt hàng này trên thị trường khá cao. Vì vậy, để tránh việc mua phải hàng kém chất lượng thì chúng ta cần kiểm tra mã COA của sản phẩm. Nếu số Batch trên COA khác số Batch trên tem sản phẩm thì chắc chắn đấy là hàng giả, kém chất lượng.
Khi nào nên thay dầu thủy lực?
Mỗi hệ thống thủy lực đều có 1 chu kỳ thay dầu nhất định. Điều này giúp đảm bảo hệ thống hoạt động với hiệu suất tốt nhất, tránh được các sự cố đáng tiếc. Dưới đây là dấu hiệu bạn nên thay dầu thủy lực cho thiết bị:
- Kiểm tra mẫu test thấy màu sắc của dầu chuyển sang màu nâu hoặc đen. Điều này chứng tỏ dầu đã bị nhiễm tạp chất hoặc biến chất.
- Theo các hãng sản xuất dầu, khi thiết bị hoạt động khoảng 5000h thì cần thay dầu.
Lời kết
Như vậy suaxenang.com đã tổng hợp một số thông tin liên quan đến dầu thủy lực. Nếu muốn thiết bị của mình luôn hoạt động ổn định và bền bỉ bạn nên thay dầu định kỳ. Hy vọng rằng qua bài viết trên bạn sẽ hiểu dầu thủy lực là gì và khi nào nên thay dầu.
Trên thị trường có rất nhiều địa chỉ cung cấp dịch vụ về xe nâng. Tuy nhiên, Asa vẫn luôn là sự lựa chọn đầu tiên của khách hàng. Nếu bạn có nhu cầu về mua, sửa chữa xe nâng hoặc sử dụng dịch vụ cho thuê xe nâng thì đừng quên liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 0911.755.700. Chúng tôi đảm bảo quý khách sẽ hài lòng tuyệt đối khi hợp tác.
- QUY ĐỊNH VÀ LUẬT PHÁP LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC SỬ DỤNG XE NÂNG
- TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC KIỂM TRA VÀ BẢO TRÌ XE NÂNG ĐỊNH KỲ
- SỬ DỤNG XE NÂNG TRONG CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP KHÁC NHAU
- CÁC GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU TAI NẠN TRONG QUÁ TRÌNH VẬN TẢI XE NÂNG
- Sự khác nhau giữa xe nâng ngồi lái và xe nâng đứng lái
- Các tiêu chuẩn về độ an toàn của xe nâng và việc tuân thủ tiêu chuẩn này
- Tính toán tải trọng khi sử dụng xe nâng
- Sử dụng xe nâng điện trong các kho hàng và nhà máy sản xuất
- Các lỗi thường gặp khi sử dụng xe nâng và cách khắc phục
- Quy trình sử dụng xe nâng an toàn
- Bán xe nâng Nhật bãi – Lựa chọn hàng đầu cho nhu cầu nâng hạ
- Bán xe nâng hàng tại Hồ Chí Minh số 1: Chất lượng và uy tín đến từ địa chỉ đáng tin cậy
- Những cách bảo quản kệ sắt tốt và hiệu quả nhất hiện nay
- Hướng dẫn cách lái xe nâng hàng bảo đảm an toàn chi tiết nhất
- Phụ Tùng xe nâng chính hãng giá rẻ Cung Cấp Toàn Quốc
- Giá xe nâng điện đứng lái cực kì ưu đãi so với thị trường
- Xe nâng Toyota nhập khẩu chính hãng 100% giá rẻ
- Dịch vụ sửa xe nâng tốt nhất với khách hàng
- Cách lựa chọn mua xe nâng hàng cũ tốt, chất lượng
- Ưu nhược điểm khi mua xe nâng hàng cũ chi tiết