Động cơ điện 1 chiều đã không còn xa lạ trong những vật dụng hàng ngày của chúng ta. Tuy nhiên, không phải bất cứ ai cũng có hiểu biết về loại động cơ này. Hôm nay, suaxenang.com sẽ chi sẻ đến bạn một số thông tin về loại động cơ 1 chiều này thông qua bài viết sau.
Động cơ 1 chiều là gì?
Mục lục
Động cơ 1 chiều (DC) là một trong các loại động cơ hoạt động bằng nguồn điện áp 1 chiều. Động cơ điện một chiều được ứng dụng rất nhiều trong cuộc sống của chúng ta. Cụ thể, đây là bộ phận trong đài FM, ổ đĩa DC, tivi, máy công nghiệp, máy in- photo, đặc biệt trong các phương tiện giao thông vận tải và các thiết bị, máy móc cần điều khiển tốc độ quay liên tục.
Ưu, nhược điểm và ứng dụng của động cơ điện 1 chiều
Sau khi tìm hiểu về khái niệm động cơ 1 chiều bạn hãy khám phá về đặc điểm của motor này qua thông tin sau:
Ưu điểm
Những ưu điểm nổi bật của mô tơ điện 1 chiều đó là:
- Kéo được tải nặng khi khởi động do có momen mở máy lớn.
- Độ bền và tuổi thọ của motor rất cao.
- Tiết kiệm tối đa điện năng tiêu thụ khi hoạt động.
- Có khả năng điều chỉnh quá tải và tốc độ tốt.
- Được ứng dụng trong nhiều công nghệ hiện đại để phục vụ đời sống, đặc biệt là trong ngành công nghiệp giao thông vận tải hay các thiết bị cần điều tốc liên tục trong phạm vi lớn.
Nhược điểm của động cơ điện 1 chiều
Bên cạnh những ưu điểm nổi bật thì motor điện 1 chiều cũng còn những nhược điểm chưa thể khắc phục như:
- Tia lửa điện phát sinh trên chổi than và cổ góp có thể gây nguy hiểm, đặc biệt là trong môi trường dễ cháy nổ.
- Cổ góp có cấu tạo tương đối phức tạp, chi phí cao, thường xuyên xảy ra hư hỏng nên cần sửa chữa, bảo dưỡng thường xuyên.
- Công suất không cao mặc dù có giá thành khá đắt đỏ.
Cấu tạo, phân loại và nguyên lý hoạt động của động cơ điện 1 chiều
Những thông tin sau đây sẽ giúp bạn biết được cấu tạo, phân loại và nguyên lý hoạt động của động cơ 1 chiều:
Cấu tạo động cơ điện một chiều
Thông thường, cấu tạo động cơ 1 chiều bao gồm những bộ phận chính như sau:
- Cổ góp: Bộ phận này có tác dụng tiếp xúc và chia nhỏ nguồn điện cho các cuộn dây trên rotor. Số cuộn dây trên rotor sẽ tương ứng với số lượng các điểm tiếp xúc.
- Chổi than: Nhiệm vụ của bộ phận này là tiếp xúc và tiếp điện cho cổ góp.
- Rotor: Đây là phần lõi của máy điện một chiều, được quấn các cuộn dây xung quanh để tạo thành nam châm điện.
- Stator: Bộ phận này có thể là 1 hay nhiều cặp nam châm điện hoặc nam châm vĩnh cửu.
Nguyên lý hoạt động
Stator của loại máy điện 1 chiều này thường là 1 hoặc nhiều cặp nam châm điện hay nam châm vĩnh cửu. Rotor bao gồm những cuộn dây quấn xung quanh và sẽ được kết nối với nguồn điện 1 chiều. Bộ phận chỉnh lưu chính là một phần quan trọng khác của động cơ 1 chiều. Nhiệm vụ chính của bộ phận này là đổi chiều dòng điện trong chuyển động quay của rotor. Thông thường, bộ phận này sẽ có 2 thành phần là chổi than và cổ góp.
Động cơ này hoạt động như một máy phát điện 1 chiều nếu trục của động cơ điện 1 chiều được kéo bằng lực bên ngoài và sẽ tạo ra 1 suất điện động cảm ứng (Electromotive force). Nếu vận hành ở chế độ bình thường thì khi roto quay sẽ phát ra sức điện động đối kháng hoặc sức phản điện động counter-EMF. Sức điện động của loại mô tơ này phát ra tương tự như khi motor sử dụng như một máy phát điện.
Như vậy, trên dong co mot chieu sẽ được áp đặt 2 loại điện áp là điện áp giáng và sức phản điện động được tạo ra do điện trở nội của các cuộn dây phản ứng. Công thức để tính dòng điện chạy qua mô tơ như sau:
I = (Vnguon – Vphandiendong) / Rphanung
Công thức tính công suất cơ mà động cơ đưa ra là:
P = I x Vphandiendong
Phân loại động cơ một chiều
Dong co 1 chieu được phân thành những loại chính như sau:
- Kích từ song song
- Kích từ nối tiếp
- Kích từ độc lập
- Kích từ hỗn hợp
- Kích từ bằng nam châm vĩnh cửu
Thông số kỹ thuật động cơ điện một chiều
Thông thường, tùy thuộc vào nhu cầu hay mục đích sử dụng khi lựa chọn mô tơ mà chúng ta chọn động cơ có những thông số kỹ thuật như điện áp, tốc độ, công suất, kiểu lắp… phù hợp. Bởi vì đây là những thông số thể hiện rõ nhất đặc điểm của động cơ mà chúng ta không thể bỏ qua.
So sánh động cơ một chiều – DC và động cơ xoay chiều – AC
Sau đây là một số điểm bạn nên tham khảo khi so sánh động cơ 1 chiều – DC và động cơ xoay chiều – AC:
So sánh về ứng dụng
Mô tơ Ac thường hoạt động trong các ứng dụng có hiệu suất năng lượng cao trong khoảng thời gian dài. Động cơ Dc lại hoạt động trong những ứng dụng mà tốc độ motor cần phải được điều khiển bên ngoài.
So sánh về số pha
Động cơ một chiều có thể là loại 1 pha hoặc 3 pha còn tất cả mô tơ Dc đều là loại mô tơ 1 pha.
So sánh về cấu trúc và hoạt động của DC và AC
Cả 2 loại động cơ điện Dc và Ac đều hoạt động chung 1 nguyên tắc là sử dụng cuộn dây phần ứng và từ trường. Đối với mô tơ Dc thì từng trường sẽ không quay trong khi phần ứng quay. Tuy nhiên, đối với mô tơ Ac thì từ trường liên tục quay trong khi đó phần ứng lại không quay.
Hiện nay, dong co Ac cùng với bộ biến tần được sử dụng trong nhiều ứng dụng để thay thế cho động cơ Dc. Bởi đây là lựa chọn hợp lý, giá thành phù hợp, ít tốn kém kinh tế hơn nhưng lại cho hiệu quả tốt hơn.
So sánh về thay thế và bảo dưỡng
Chi phí để sửa chữa, thay thế hay bảo dưỡng động cơ điện Dc sẽ cao hơn so với động cơ Ac bởi có nhiều bộ phận chuyển động đắt tiền. Bởi vậy, hiện nay thay vì sử dụng mô tơ Dc thì nhiều người lựa chọn động cơ AC mới với bộ điều khiển điện tử để thay thế.
Lời kết về động cơ 1 chiều
Như vậy, suaxenang.com đã chia sẻ đến bạn những thông tin xoay quanh động cơ điện một chiều. Có thể thấy đây là loại mô tơ được ứng dụng vô cùng rộng rãi trong cuộc sống. Nếu muốn chọn được động cơ phù hợp bạn đừng quên tìm hiểu tất cả những thông số có liên quan nhé!
Công ty Xe Nâng Asa chuyên cung cấp các dịch vụ về mua bán, cho thuê xe nâng hàng, sửa chữa xe nâng các hãng trên thị trường hiện nay. Ngoài ra chúng tôi còn cung cấp dịch vụ sửa xe nâng với giá rẻ và nhanh nhất.
Mọi Thắc Liên Hệ: 0911.755.700 Để Được Giải Đáp