Động cơ điện được ứng dụng trong nhiều vật dụng thường ngày như dụng cụ cầm tay, máy tời kéo, máy nén khí, máy bơm nước… Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ được thông tin cấu tạo cũng như nguyên lý làm việc của loại động cơ điện 1 pha. Đừng lướt qua bài viết sau của suaxenang.com nếu bạn muốn biết rõ thông tin về động cơ điện này.
Motor 1 pha, động cơ điện một pha là gì?
Mục lục
Động cơ không đồng bộ 1 pha là loại động cơ mà dây quấn stato chỉ có 1 cuộn dây pha, nguồn cấp là 1 dây nguội và 1 dây pha. Tuy nhiên, vì từ trường 1 pha là từ trường đập mạch nên nếu có một cuộn dây pha thì động cơ sẽ không thể tự mở máy được. Chính vì vậy, ta có thể dùng nhiều cách khác nhau để động cơ 1 pha có thể mở máy được.
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động
Để hiểu rõ về động cơ điện 1 pha thì bạn cần biết về cấu tạo và nguyên lý hoạt động, bạn hãy tham khảo những thông tin sau đây:
Cấu tạo mô tơ điện 1 pha
Cấu tạo động cơ điện 1 pha thông thường sẽ bao gồm 2 phần là phần tĩnh và phần động, cụ thể như sau:
Phần tĩnh
Bộ phận của mô tơ điện 1 pha này còn được gọi với tên là stato, bao gồm 2 bộ phận chính là dây quấn và lõi thép, cụ thể như sau:
Lõi thép: Đây là bộ phận dẫn từ của động cơ 1 pha, có hình dạng trụ rỗng, lõi thép được dập theo hình vành khăn và có cấu tạo từ những lá thép kỹ thuật điện dày từ 0.35 mm đến 0.5mm. Bên trong được thiết kế xẻ rãnh để có thể đặt dây quấn và được phủ sơn.
Dây quấn: Dây quấn này được làm từ dây nhôm (loại dây email) hoặc dây đồng và đặt trong các rãnh của lõi thép.
Phần quay
Phần quay hay còn được gọi là roto có cấu tạo từ trục máy, lõi thép và dây quấn. Sau đây là thông tin cụ thể về cấu tạo của phần quay:
Lõi thép: Lõi thép có dạng hình trụ, được dập thành hình dĩa và ép chặt lại, có cấu tạo từ những lá thép kỹ thuật điện. Bên trên của lõi thép được thiết kế các đường rãnh để có thể đặt được dây quấn hoặc các thanh dẫn. Bộ phận này cũng được ghép chặt với trục quay và được đặt trên 2 ổ đỡ của bộ phận stato.
Dây quấn: Thông thường sẽ có 2 dạng roto là loại lồng sóc và loại dây quấn.
Nguyên lý hoạt động
Để động cơ điện 1 pha có thể hoạt động cần phải cấp dòng điện xoay chiều cho stato. Từ trường quay được tạo ra khi dòng điện chạy qua dây quấn stato có tốc độ là 60 vòng / phút). Từ trường này sẽ quét qua các thanh dẫn của roto trong quá trình quay để tạo ra sức điện động cảm ứng. Sức điện động này tạo dòng điện trong các thanh dẫn của roto do dây quấn roto là mạch kín.
Bên cạnh đó, các thanh dẫn có dòng điện chạy qua sẽ trương tác với nhau do nằm trong từ trường để tạo ra các lực điện từ đặc lên chính các thanh dẫn. Tổng hợp tất cả các lực trên sẽ tạo ra 1 lực momen quay cho trục roto và khiến roto quay theo đúng chiều của từ trường.
>> Xem thêm: Tìm hiểu động cơ một chiều là gì?
Phân loại motor điện
Ta có thể dựa theo số lượng cực của động cơ điện 1 pha để phân loại motor điện. Số lượng cực càng cao thì tốc độ của máy càng thấp và ngược lại. Cùng với đó, mỗi loại sẽ phù hợp với những loại máy khác nhau tùy theo tốc độ quay, cụ thể như sau:
- Motor P2 có tốc độ quay là 2.800 phù hợp với những loại máy cần tốc độ quay từ 2.800 đến 3.000 vòng / phút.
- Motor P4 có tốc độ quay là 1.400 phù hợp với những loại máy cần tốc độ quay từ 1.400 đến 1.500 vòng / phút.
- Motor P6 có tốc độ quay là 960 phù hợp với những loại máy cần tốc độ quay từ 900 đến 1.000 vòng / phút.
- Motor P8 có tốc độ quay là 700 phù hợp với những loại máy cần tốc độ quay từ 700 đến 720 vòng / phút.
Ngoài ra người ta còn có thể phân loại mô tơ này thành động cơ xoay chiều 1 pha và mô tơ điện 1 chiều một pha.
Những lưu ý khi sử dụng motor điện
Khi sử dụng động cơ một pha thì bạn cần lưu ý một số điểm như sau:
- Để đảm bảo an toàn khi động cơ điện một pha hoạt động, bạn cần kiểm tra hệ thống cơ, vỏ động cơ đã kín khít chưa, các đai ốc, bu lông đã được siết chặt chưa.
- Nếu đã lâu không sử dụng thì khi khởi động lại bạn cần kiểm tra lại điện trở cách điện của dây quấn so với đất.
- Kiểm tra chiều quay của motor dien 1 pha, có rung lắc hay phát tiếng kêu bất thường hay không.
- Cần kiểm tra lại nhiệt độ của ổ bi khi motor hoạt động được khoảng 3 giờ.
- Kiểm tra trị số dòng điện liên tục, nếu vượt quá giá trị ghi trên nhãn thì phải ngắt nguồn điện và điều chỉnh ngay.
- Cần kiểm tra lại điện áp cấp cho motor 1 pha nếu phát hiện nhiệt động khi hoạt động tăng nhanh, vượt quá nhiệt độ cho phép.
- Theo dõi dao động của máy cũng như các thông số dòng điện, điện áp khi máy hoạt động một cách thường xuyên.
Lời kết về động cơ điện 1 pha
Tóm lại, động cơ điện 1 pha được phân thành nhiều loại khác nhau. Trong đó, mỗi loại lại có đặc trưng riêng với tốc độ quay riêng sao cho phù hợp với loại máy móc tương ứng. Nếu muốn vận hành thiết bị một cách ổn định và an toàn nhất bạn đừng quên chọn loại động cơ phù hợp nhất. Đồng thời bỏ túi ngay những lưu ý mà suaxenang.com đã gợi ý nhé!
Công ty Xe Nâng Asa chuyên cung cấp các dịch vụ về mua bán, cho thuê xe nâng hàng, sửa chữa xe nâng các hãng trên thị trường hiện nay. Ngoài ra chúng tôi còn cung cấp dịch vụ sửa xe nâng với giá rẻ và nhanh nhất.
- QUY ĐỊNH VÀ LUẬT PHÁP LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC SỬ DỤNG XE NÂNG
- TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC KIỂM TRA VÀ BẢO TRÌ XE NÂNG ĐỊNH KỲ
- SỬ DỤNG XE NÂNG TRONG CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP KHÁC NHAU
- CÁC GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU TAI NẠN TRONG QUÁ TRÌNH VẬN TẢI XE NÂNG
- Sự khác nhau giữa xe nâng ngồi lái và xe nâng đứng lái
- Các tiêu chuẩn về độ an toàn của xe nâng và việc tuân thủ tiêu chuẩn này
- Tính toán tải trọng khi sử dụng xe nâng
- Sử dụng xe nâng điện trong các kho hàng và nhà máy sản xuất
- Các lỗi thường gặp khi sử dụng xe nâng và cách khắc phục
- Quy trình sử dụng xe nâng an toàn
- Bán xe nâng Nhật bãi – Lựa chọn hàng đầu cho nhu cầu nâng hạ
- Bán xe nâng hàng tại Hồ Chí Minh số 1: Chất lượng và uy tín đến từ địa chỉ đáng tin cậy
- Những cách bảo quản kệ sắt tốt và hiệu quả nhất hiện nay
- Hướng dẫn cách lái xe nâng hàng bảo đảm an toàn chi tiết nhất
- Phụ Tùng xe nâng chính hãng giá rẻ Cung Cấp Toàn Quốc
- Giá xe nâng điện đứng lái cực kì ưu đãi so với thị trường
- Xe nâng Toyota nhập khẩu chính hãng 100% giá rẻ
- Dịch vụ sửa xe nâng tốt nhất với khách hàng
- Cách lựa chọn mua xe nâng hàng cũ tốt, chất lượng
- Ưu nhược điểm khi mua xe nâng hàng cũ chi tiết