Động cơ điện là gì? Cấu tạo, phân loại, nguyên lý hoạt động

Các loại động cơ truyền thống đang dần được thay thế bởi các loại động cơ điện. Qua thời gian, loại động cơ này ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong đời sống. Bởi vì loại động cơ này có thể phù hợp với nhiều loại máy móc, thiết bị, bền bỉ, linh hoạt và tiết kiệm đáng kể chi phí tiêu thụ năng lượng. Suaxenang.com sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết hơn về loại động cơ này thông qua bài viết sau.

Động cơ điện là gì?

Michael Faraday là nhà khoa học người Anh đã phát minh ra động cơ điện lần đầu tiên vào năm 1821. Tuy nhiên, đó chỉ là bản thử nghiệm, mô tơ điện có khả năng hoạt động đầu tiên được phát minh sau đó 52 năm. Từ đó đến nay, loại động cơ này không ngừng phát triển và cải tiến để phù hợp và ứng dụng vào nhiều lĩnh vực trong cuộc sống.

Mô tơ điện là 1 máy điện có khả năng biến đổi năng lượng điện thành năng lượng cơ. Ta có thể dễ dàng bắt gặp các động cơ này trong những đồ dùng thường ngày như máy hút bụi, máy bơm nước, máy giặt, tủ lạnh, quạt điện,… Không những vậy, động cơ này còn được thấy ở những loại máy móc, thiết bị hiện đại, đồ sộ như máy trộn, máy tiện, máy khoan,… hay thậm chí là ở những thiết bị trong công nghệ máy tính như ổ quang, ổ cứng.

Tìm hiểu động cơ điện là gì?
Tìm hiểu động cơ điện là gì?

Cấu tạo động cơ điện

Cấu tạo của động cơ điện bao gồm 2 phần chính đó là phần chuyển động (rotor là nam châm vĩnh cửu hay được quấn nhiều vòng dây dẫn) và phần đứng yên (stator).Khi stator và các cuộn dây trên rotor được kết nối với nguồn điện sẽ tạo ra các từ trường xung quanh. Từ trường của stator và rotor sẽ tương tác với nhau và tạo ra chuyển động quay rotor quanh trục hay 1 momen.

Nguyên lý hoạt động

Nguyên lý hoạt động của động cơ điện phần lớn đều dựa trên nguyên lý điện từ. Ngoài ra, vẫn có những động cơ hoạt động theo nguyên lý tĩnh điện hay hiệu ứng áp điện. Tuy nhiên, nguyên lý cơ bản của mô tơ đều dựa vào việc tồn tại 1 lực cơ học trên cuộn dây có dòng điện nằm trong 1 từ trường. Theo mô tả của định luật Lorentz thì lực này vuông góc với cả từ trường và cuộn dây. 

Động cơ có thể hoạt động dựa trên nhiều nguyên lý khác nhau
Động cơ có thể hoạt động dựa trên nhiều nguyên lý khác nhau

Phân loại động cơ điện

Để đáp ứng nhu cầu thực tế của mỗi ứng dụng cụ thể thì mô tơ điện được sản xuất với nhiều công suất và kiểu khác nhau. Sau đây là thông tin cụ thể của từng loại động cơ điện:

Phân loại theo sơ đồ nối điện

Chúng ta có thể chia loại động cơ này thành động cơ 1 pha hoặc 3 pha nếu dựa theo sơ đồ nối điện, cụ thể như sau:

Động cơ điện một chiều – Dc

Đây là loại động cơ hoạt động bằng nguồn điện áp 1 chiều. Loại mô tơ này được phân loại thành các loại động cơ điện sau:

  • Động cơ kích từ hỗn hợp
  • Động cơ kích từ song song 
  • Động cơ kích từ nối tiếp
  • Động cơ kích từ độc lập
  • Động cơ kích từ bằng nam châm vĩnh cửu

>> Xem thêm: Tìm hiểu động cơ điện một chiều là gì?

Động cơ điện xoay chiều – Ac

Đây là loại động cơ hoạt động với dòng điện xoay chiều. Loại động cơ này được chia thành 2 loại là động cơ 3 pha và động cơ 1 pha, cụ thể như sau:

Động cơ 1 pha: Loại động cơ này có stato là 2 cuộn dây đặt lệch nhau một góc nhất định. Trong đó, 1 dây được nối trực tiếp với mạng điện và dây còn lại nối với mạng điện thông qua 1 tụ điện.

>> Xem thêm: Tìm hiểu động cơ điện một pha là gì?

Động cơ 3 pha: Từ trường quay của loại động cơ này được tạo ra bằng cách đặt 3 nam châm lệch nhau trên 1 vòng tròn và cho dòng điện 3 pha chạy qua và khiến rotor quay liên tục. Chuyển động quay của rôto sẽ được truyền ra ngoài để vận hành các cơ cấu chuyển động khác hoặc các máy công cụ.

Chuyển động quay của rôto trong động cơ điện 3 pha sẽ được truyền ra ngoài
Chuyển động quay của rôto trong động cơ điện 3 pha sẽ được truyền ra ngoài

Phân loại động cơ điện theo tốc độ quay

Ngoài ra, ta cũng có thể chia thành động cơ đồng bộ và không đồng bộ nếu dựa theo tốc độ, cụ thể như sau:

Động cơ không đồng bộ

Đây là một trong các loại động cơ điện có tốc độ quay của từ trường stato lớn hơn so với tốc độ quay của rotor.

Động cơ đồng bộ

Loại động cơ này có tốc độ quay của từ trường stato và roto bằng nhau.

Ứng dụng động cơ điện

Ngày nay, các loại động cơ điện đang được ứng dụng trong rất nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau của cuộc sống. Ta có thể dễ dàng bắt gặp thiết bị này ở những vật dụng sinh hoạt hàng ngày như động cơ giúp chuyển động đĩa quay trong lò vi sóng, máy lọc đĩa,… Bên cạnh đó, động cơ đồng bộ và không đồng bộ còn được áp dụng trong nhiều loại máy móc quan trọng trong lĩnh vực xây dựng. 

Ở rất nhiều quốc gia phát triển còn ứng dụng động cơ này vào các phương tiện vận chuyển, đặc biệt là trong các đầu máy xe lửa. Ngoài ra, loại động cơ này còn xuất hiện ở lĩnh vực công nghệ thông tin, cụ thể là những bộ phận trong các máy vi tính như ổ quang, ổ đĩa,….

Tóm lại, nhờ ứng dụng động cơ điện vào trong các thiết bị hiện đại giúp việc vận hành, lắp đặt máy móc… hay các hoạt động liên quan tới những lĩnh vực khác nhau được thực hiện một cách hiệu quả, nhanh chóng và tiết kiệm đáng kể chi phí.

Động cơ điện được ứng dụng phổ biến trong đời sống
Động cơ điện được ứng dụng phổ biến trong đời sống

Lời kết về động cơ điện

Qua bài viết của suaxenang.com, ta thấy các loại động cơ đóng vai trò rất quan trọng trong máy móc, thiết bị, xe cộ. Sự ra đời của loại động cơ này đã tạo nên những bước chuyển biến đột phá trong các ngành công nghiệp. Hy vọng rằng những thông tin mà chúng tôi chia sẻ qua bài viết thực sự có ích đối với bạn.

Công ty Xe Nâng Asa chuyên cung cấp các dịch vụ về mua bán, cho thuê xe nâng hàng, sửa chữa xe nâng các hãng trên thị trường hiện nay. Ngoài ra chúng tôi còn cung cấp dịch vụ sửa xe nâng với giá rẻ và nhanh nhất.

Mọi Thắc Mắc Liên Hệ: 0911.755.700 Để Được Giải Đáp

5/5 - (1 bình chọn)