Cấu tạo và nguyên lý làm việc của hệ thống khởi động xe ô tô

Một chiếc xe ô tô được cấu thành từ rất nhiều bộ phận và hệ thống khác nhau. Trong đó, hệ thống khởi động là hệ thống quan trọng không thể thiếu của xe. Vậy bạn có biết cấu tạo và nguyên lý làm việc của hệ thống này như thế nào?

Hãy tìm hiểu thông tin này cùng với suaxenang.com thông qua bài viết chi tiết sau.

Hệ thống khởi động là gì?

Đây là hệ thống giúp động cơ xe nổ máy và bắt đầu hoạt động bằng cách làm quay trục khuỷu nhằm đạt tốc độ nhất định. Trục khuỷu cần quay nhanh hơn tốc độ quay tối thiểu nếu muốn khởi động động cơ. Thông thường, với động cơ xăng thì tốc độ quay tối thiểu từ 40 – 60 vòng/phút, đối với động cơ diesel là 80 – 100 vòng/phút. 

Tốc độ quay tối thiểu này có thể thay đổi tùy vào cấu trúc và tình trạng hoạt động của động cơ. Hiện nay, ô tô sử dụng động cơ điện một chiều hay còn gọi là mô – tơ đề làm hệ thống khởi động. Hệ thống này dùng ắc quy làm nguồn điện.

Hệ thống khởi động trên ô tô vô cùng quan trọng
Hệ thống khởi động trên ô tô vô cùng quan trọng

Phân loại các loại máy khởi động ô tô

Máy khởi động ô tô được phân chia thành nhiều loại khác nhau tùy theo các vận hành. Dưới đây là một số loại máy khởi động mà bạn cần nắm thông tin:

Máy khởi động loại giảm tốc

Loại máy khởi động này thường không có mô men lớn và sử dụng mô tơ tốc độ cao. Vì vậy, ở giữa bánh răng bendix và bánh răng mô tơ người ta sử dụng một bánh răng có vai trò giảm tốc để tăng mô men đủ lớn cho động cơ có thể khởi động. Khi được cấp điện, công tắc từ đẩy bánh răng trên bánh đà ăn khớp với bánh răng bendix. 

Đồng thời mô tơ tốc độ cao sẽ quay để khởi động động cơ. Công tắc từ và mô tơ bị ngắt điện, tách vành răng bánh đà ra khỏi bánh răng bendix khi động cơ đã đi vào hoạt động.

Máy khởi động PS

Hệ thống này còn có thể gọi là mô tơ giảm tốc kiểu hành tinh – roto thanh dẫn. Máy khởi động này có cơ cấu đóng ngắt và hoạt động giống loại máy khởi động bánh răng hành tinh. Loại máy này có nam châm vĩnh cửu ở trong cuộn cảm.

Hệ thống bánh răng hành tinh

Loại máy khởi động này làm giảm tốc độ quay của lõi mô tơ bằng cách sử dụng bộ truyền hành tinh. Khi được cấp điện, công tắc từ kéo cần dẫn động để làm cho bánh răng khởi động khớp với vành răng của bánh đà.

Cùng lúc đó, mô tơ sẽ quay và kéo theo theo bánh đà để khởi động động cơ. Khi động cơ đã hoạt động, công tắc từ sẽ trở về vị trí ban đầu, tách bánh đà ra khỏi bánh răng bendix và mô tơ cũng ngừng hoạt động.

Máy khởi động của ô tô được phân chia thành nhiều loại khác nhau
Máy khởi động của ô tô được phân chia thành nhiều loại khác nhau

>> Xem thêm: Hệ thống lái ô tô là gì? Chúng có cấu tạo và chức năng quan trọng trên ô tô không thì hãy cùng suaxenang.com tìm hiểu về hệ thống lái.

Nguyên lý hoạt động của máy khởi động

Bất cứ hệ thống nào cũng đều hoạt động theo một nguyên lý nhất định. Sau đây là nguyên lý hoạt động của ô tô ở máy khởi động:

Nguyên lý của máy khởi động trên ô tô
Nguyên lý của máy khởi động trên ô tô

Kéo (Hút vào)

Khi bật khóa điện đến vị trí START, điện từ ắc quy sẽ được truyền vào cuộn hút và cuộn giữ. Dòng điện sẽ đi từ cuộn hút qua cuộn cảm xuống mát. Lực điện từ được tạo ra trong các cuộn giữ và cuộn hút làm từ hóa các lõi cực. Bởi vậy, piston của công tắc từ sẽ bị hút vào trong lõi cực của nam châm. Từ đó giúp bánh răng ăn khớp với bánh đà, đồng thời công tắc sẽ được bật lên nhờ đĩa tiếp xúc.

Hình ảnh thật của Củ đề khởi động trên ô tô
Hình ảnh thật của Củ đề khởi động trên ô tô

Giữ

Khi công tắc chính đã được bật lên, dòng điện không còn chạy qua cuộn hút nữa. Nguồn này sẽ chạy trực tiếp từ ắc quy tới cuộn cảm và cuộn ứng. Cuộn ứng sẽ quay với tốc độ cao và động cơ cũng được khởi động. Lúc này, lực điện từ của cuộn giữ sẽ giúp piston được giữ nguyên vị trí.

Nhả (hồi về)

Khi xoay khóa điện từ vị trí START đến vị trí ON, dòng điện sẽ đi từ công tắc chính tới cuộn hút và qua cuộn giữ. Lúc này, nguồn điện khi đi qua cuộn hút sẽ bị đổi chiều, làm cho lực điện từ được tạo ra bởi cuộn giữ và cuộn hút triệt tiêu lẫn nhau dẫn đến việc piston không được giữ.

Điều này sẽ khiến piston bị đẩy trở lại nhờ có lò xo hồi về. Công tắc chính lúc này sẽ bị ngắt và làm cho máy khởi động bị ngừng lại.

Bất cứ hệ thống nào cũng đều hoạt động theo một nguyên lý nhất định
Bất cứ hệ thống nào cũng đều hoạt động theo một nguyên lý nhất định

Cách nhận biết hệ thống khởi động bị lỗi, hỏng

Trong quá trình sử dụng, việc hư hỏng máy khởi động là không thể tránh khỏi. Chúng ta có thể nhận biết hư hỏng của hệ thống khởi động thông qua một số dấu hiệu sau:

  • Máy khởi động không quay mặc dù đã đóng mạch điện. Ta cần kiểm tra lại dây nối hoặc hệ thống điện xe ô tô. Bởi vì có thể lúc này máy khởi động không hề có dòng điện chạy vào.
  • Đèn bị giảm độ sáng so với trước khi khởi động, máy khởi động quay chậm. Có thể là do cuộn dây kích từ trong máy khởi động bị ngắn mạch.
  • Máy khởi động quay nhưng không có lực truyền đến trục cơ. Cần kiểm tra cơ cấu truyền lực từ trục roto đến bánh đà nếu gặp trường hợp này.
  • Máy khởi động quay nhưng phát ra tiếng kêu. Hiện tượng này xảy ra do bánh răng truyền động không khớp với vành bánh đà trên trục khuỷu.
Trong quá trình sử dụng, việc hư hỏng máy khởi động là không thể tránh khỏi
Trong quá trình sử dụng, việc hư hỏng máy khởi động là không thể tránh khỏi

Lời kết về hệ thống khởi động

Những thông tin về hệ thống khởi động xe ô tô đã được sửa xe nâng mang đến cho các bạn qua bài viết trên. Hy vọng các bạn nắm được đầy đủ cấu tạo và nguyên lý hoạt động cũng như dấu hiệu nhận biết hư hỏng của hệ thống quan trọng này. Đừng quên liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ và tư vấn chi tiết hơn đến những vấn đề về ô tô mà bạn thắc mắc hoặc quan tâm.

Công ty Xe Nâng Asa chuyên cung cấp các dịch vụ về mua bán, cho thuê xe nâng hàng, sửa chữa xe nâng các hãng trên thị trường hiện nay. Ngoài ra chúng tôi còn cung cấp dịch vụ sửa xe nâng tại Bình Dương với giá rẻ và nhanh nhất.

Nếu các bạn đang có nhu cầu về xe nâng hàng, hãy liên hệ ngay với Công Ty Asa của chúng tôi để được giá ưu đãi và tư vấn rõ chi tiết hơn.

4/5 - (2 bình chọn)