Hệ thống lái trợ lực điện trên xe ô tô là gì?

Ngày nay, các dòng xe mới đa phần đều được trang bị hệ thống trợ lực tay lái do xu hướng thiết kế trọng lượng xe dồn về phía cầu trước. Hệ thống này đặc biệt phát huy tác dụng khi phương tiện đứng yên hoặc di chuyển chậm.

Bạn không nên bỏ lỡ bài viết sau của suaxenang.com nếu muốn biết thêm chi tiết về hệ thống lái trợ lực điện.

Hệ thống lái trợ lực điện là gì?

Đây là hệ thống được sử dụng phổ biến bởi cấu tạo đơn giản, chi phí lắp đặt cũng như bảo dưỡng khá thấp. Đặc biệt đây chính là hệ thống trợ lái đầu tiên được ra đời. Toyota Corolla là dòng xe được trang bị hệ thống lái trợ lực dầu rất phổ biến tại Việt Nam trước đây.

Ngày nay khi công nghệ hiện đại, hệ thống trợ lái điện ESP được ra đời không chỉ mang đến cảm giác lái an toàn, thoải mái cho người lái mà còn giúp mức tiêu hao nhiên liệu giảm một cách đáng kể. Đặc biệt là hệ thống này rất dễ dàng để sửa chữa khi hư hỏng…

Tay lái trợ lực điện được sử dụng phổ biến bởi cấu tạo đơn giản, chi phí lắp đặt cũng như bảo dưỡng khá thấp
Tay lái trợ lực điện được sử dụng phổ biến bởi cấu tạo đơn giản, chi phí lắp đặt cũng như bảo dưỡng khá thấp

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống trợ lực lái điện

Sau đây là chia sẻ của chúng tôi đến bạn về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống lái trợ lực điện (eps):

Cấu tạo

Hệ thống trợ lực lái điện ESP được cấu tạo bởi rất nhiều thành phần, cụ thể như sau:

  • Cảm biến momen: Đây là bộ phận giúp phát hiện sự xoay của thanh xoắn. Từ đó, momen sẽ tác dụng lực lên thanh xoắn nhờ vào thay đổi của điện áp đặt trên đó và đưa tín hiệu tới EPS ECU.
  • Mô-tơ điện DC: Bộ phận này tạo ra lực trợ lực tùy vào các tín hiệu được truyền đến từ EPS ECU.
  • EPS ECU: Mô-tơ DC gắn trên trục lái sẽ vận hành để tạo ra lực trợ lực dựa vào các tín hiệu từ các bộ cảm biến, tốc độ động cơ và tốc độ xe.
  • ECU động cơ: Bộ phận này sẽ đưa tín hiệu tốc độ động cơ tới bộ phận EPS ECU.
  • Cụm đồng hồ bảng táp-lô: Đây là bộ phận truyền tín hiệu tốc độ của xe đến EPS ECU.
  • Đèn cảnh báo P/S: Đèn báo hiệu sẽ bật khi hệ thống bị hư hỏng.

>> Xem thêm: Cấu tạo cơ cấu trục khuỷu thanh truyền, piston

Nguyên lý hoạt động

Mỗi bộ phận cấu thành hệ thống lái trợ lực điện đều có nguyên lý làm việc riêng biệt. Sau đây là thông tin chi tiết:

Theo cấu tạo thước lái ô tô, cụm lái bao gồm mô tơ điện DC và cảm biến momen. Trong đó, nhiệm vụ của cảm biến momen là phát hiện sự xoay của thanh xoắn. Sau đó tính toán lực tác dụng của momen lên thanh xoắn nhờ vào sự thay đổi điện áp đặt trên đó. Đồng thời chuyển tín hiệu điện áp này về EPS ECU. Mô tơ điện DC sẽ tạo ra lực trợ lực dựa vào tín hiệu được truyền đến EPS ECU để điều khiển chính xác và hợp lý.

Tiếp đến, ECU ESP sẽ thực hiện chức năng của mình đó là vận hành mô tơ gắn trên trục lái để tạo ra lực trợ lực. Bộ phận này hoạt động dựa vào tín hiệu từ cảm biến, tốc độ động cơ và tốc độ xe.

Tiếp theo, bộ phận ECU động cơ sẽ truyền tín hiệu tốc độ động cơ đến bộ phận  EPS ECU. Lúc này, cụm đồng hồ trên bảng táp lô sẽ gửi tín hiệu tốc độ xe tới bộ phận EPS ECU. Khi có bất cứ hư hỏng nào thì ngay lập tức đèn cảnh báo ESP trên bảng táp lô sẽ sáng.

Khi có bất cứ hư hỏng nào thì ngay lập tức đèn cảnh báo ESP trên bảng táp lô sẽ sáng
Khi có bất cứ hư hỏng nào thì ngay lập tức đèn cảnh báo ESP trên bảng táp lô sẽ sáng

Ưu nhược điểm của hệ thống trợ lái ESP

Tương tự các hệ thống trợ lực khác, hệ thống trợ lái điện ESP cũng có những ưu, nhược điểm riêng. Sau đây là chi tiết về ưu – nhược điểm của cơ cấu này:

Ưu điểm

Khi xe được đánh lái, hệ thống trợ lực lái điện ESP sử dụng một motor điện để có thể đẩy thanh răng của hệ thống lái. Điều này giúp động cơ tiết kiệm được nhiên liệu bởi không dùng sức mạnh động cơ để hoạt động. 

Hệ thống này được thiết kế với cấu tạo đơn giản và trợ lực nhẹ hơn so với  hệ thống lái trợ lực thủy lực nên sửa chữa dễ dàng hơn. Đây được xem là ưu điểm lớn nhất nhưng cũng là một nhược điểm bởi chi phí sản xuất cao.

Ngoài ra, hệ thống này sẽ cho cảm giác lái nhẹ nhàng hơn, tốt hơn khi xe di chuyển ở tốc độ thấp. Khi xe chạy ở tốc độ cao, tay lái trợ lực điện sẽ nặng hơn và mang lại cảm giác thật hơn. Điều này sẽ giúp mang lại cảm giác ổn định và an toàn hơn cho xe.

Nhược điểm

Nhược điểm của hệ thống này được thấy rõ ràng qua một cuộc thử nghiệm cho xe chạy với tốc độ cao trên đường đua, đặc biệt là ở những khúc cua gấp. Do ảnh hưởng bởi lực quán tính của động cơ điện nên động cơ vẫn quay dù đã ngắt điện. Nhược điểm này cần được nghiên cứu để khắc phục trong tương lai. 

Ngoài ra, việc hệ thống này sử dụng công nghệ kiểm soát điện tử và được lập trình rất tinh vi nên đôi khi khiến người lái không còn cảm giác cầm lái bởi vô-lăng trở nên quá nhẹ. Thậm chí nhiều người còn nghe thấy tiếng ồn phát ra từ mô-tơ trợ lực.

Hệ thống ESP sử dụng công nghệ kiểm soát điện tử và được lập trình rất tinh vi
Hệ thống ESP sử dụng công nghệ kiểm soát điện tử và được lập trình rất tinh vi

Lời kết về hệ thống lái trợ lực điện

Những thông tin về hệ thống lái trợ lực điện đã được suaxenang.com tổng hợp và chia sẻ đến bạn qua bài viết trên. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về hệ thống này. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào thì hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn trong thời gian sớm nhất.

Công ty Xe Nâng Asa chuyên cung cấp các dịch vụ về mua bán, cho thuê xe nâng hàng, sửa chữa xe nâng các hãng trên thị trường hiện nay. Ngoài ra chúng tôi còn cung cấp dịch vụ sửa xe nâng tại Bình Dương với giá rẻ và nhanh nhất.

Nếu các bạn đang có nhu cầu về xe nâng hàng, hãy liên hệ ngay với Công Ty Asa của chúng tôi để được giá ưu đãi và tư vấn rõ chi tiết hơn.

Xin chào, Mời bạn bình chọn!