Hệ thống lái trợ lực thủy lực trên xe ô tô là gì?

Hiện nay, các loại xe ô tô đang lưu hành đều được lắp đặt hệ thống trợ lái. Hệ thống này sẽ giúp người lái xe giảm được lực lái một cách tối đa khi điều khiển xe của mình mà vẫn cho tài xế cảm giác cầm lái tốt. Có 2 loại trợ lái đang phổ biến trên các mẫu xe hiện nay, đó là trợ lực điện và trợ lực thủy lực. Suaxenang.com sẽ giúp bạn hiểu chi tiết hơn về hệ thống lái trợ lực thủy lực thông qua bài viết sau.

Tay lái có hệ thống thủy lực là gì?

Một trong những thành phần quan trọng cấu tạo nên xe ô tô chính là he thong lai. Bộ phận này được cấu thành bởi một số chi tiết cơ khí hoạt động đồng bộ với nhau. Đây là bộ phận có tác dụng chuyển hành động điều khiển vô lăng thành vòng quay của bánh trước xe ô tô. Hệ thống này có thể được chia thành 2 loại là : hệ thống lái trợ lực và hệ thống lái tiêu chuẩn.

Về cấu tạo và tác dụng thì 2 loại hệ thống lái kể trên không khác nhau nhiều. Tuy nhiên, so với hệ thống trợ lực lái điện khác thì hệ thống trợ lực tay lái ô tô tiêu chuẩn không có các bộ phận hỗ trợ điện hoặc thủy lực để giảm lực lái khi tài xế điều khiển vô lăng. Hệ thống trợ lực thủy lực có tác dụng thay đổi góc bánh xe của các bánh trước dựa theo góc lái nhờ vào việc sử dụng chất lỏng thủy lực điều áp.

Hệ thống lái có trợ lực thủy lực được cấu thành bởi một số chi tiết cơ khí hoạt động đồng bộ với nhau
Hệ thống lái có trợ lực thủy lực được cấu thành bởi một số chi tiết cơ khí hoạt động đồng bộ với nhau

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống lái trợ lực thủy lực

Để hiểu hơn về hệ thống trợ lái thủy lực, ta cần nắm rõ cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống này. Sau đây là chi tiết:

Cấu tạo

Hệ thống này được cấu tạo từ một số bộ phận cụ thể như sau:

Bình chứa

Bình chứa là nơi cung cấp dầu trợ lực lái. Bộ phận này có thể được lắp trực tiếp hoặc tách biệt vào thân bơm. Nếu không lắp với thân bơm thì bình chứa sẽ được nối với bơm bằng hai ống mềm.

Thông thường, nắp bình chứa sẽ có một thước đo để kiểm tra mức dầu. Nếu mức dầu trong bình chứa không đủ mức chuẩn thì bơm sẽ hút không khí vào  và gây ra lỗi trong quá trình vận hành.

>> Xem thêm: Hệ thống lái trợ lực điện trên xe ô tô là gì?

Bơm trợ lực lái

Dây đai dẫn động và puli trục khuỷu động cơ sẽ dẫn động cho bơm để đưa dầu bị nén vào trong hộp cơ cấu lái bánh răng thanh răng. Tốc độ của động cơ tỷ lệ với lưu lượng của bơm nhưng lưu lượng dầu được đưa vào trong hộp cơ cấu lái lại được điều tiết nhờ vào một van điều khiển lưu lượng. Lượng dầu thừa sẽ được đưa trở lại phần đầu hút của bơm.

Tốc độ của động cơ tỷ lệ với lưu lượng của bơm
Tốc độ của động cơ tỷ lệ với lưu lượng của bơm

Van điều khiển

Van điều khiển có tác dụng chuyển hướng dầu quay về bình chứa hoặc đi tới xilanh.

Hộp cơ cấu lái

Piston trong xi lanh trợ lực được thiết kế đặt trên thanh răng và thanh răng sẽ dịch chuyển do áp suất dầu được tạo ra từ bơm trợ lực lái sẽ tác động lên piston ở cả 2 hướng. Trên piston có 1 phớt dầu có tác dụng ngăn rò rỉ dầu ra bên ngoài.

Trục van điều khiển được nối trực tiếp với vô lăng. Khi vô lăng được điều khiển quay theo hướng nào thì van điều khiển sẽ thay đổi đường truyền để dầu chảy được vào một trong các buồng. Lúc này, lượng dầu có trong buồng đối diện sẽ bị đẩy ra ngoài và được đưa về bình chứa.

Nguyên lý hoạt động cơ bản của tay lái trợ lực

Hệ thống trợ lái thủy lực dùng công suất của động cơ dẫn động cho bơm trợ lực để tạo áp suất thủy lực. Khi vô lăng xoay tại van điều khiển sẽ chuyển mạch một đường dẫn dầu. Do piston được đẩy bằng áp suất thủy lực trong xilanh trợ lái nên lực điều khiển vô lăng sẽ được giảm tối đa.

Hệ thống trợ lái thủy lực dùng công suất của động cơ dẫn động cho bơm trợ lực để tạo áp suất thủy lực
Hệ thống trợ lái thủy lực dùng công suất của động cơ dẫn động cho bơm trợ lực để tạo áp suất thủy lực

Ưu nhược điểm của hệ thống lái trợ lực thủy lực

Sau đây là một số thông tin cụ thể để đánh giá về ưu điểm và nhược điểm của hệ thống này:

Ưu điểm

Dù trợ lực lái điện đang thể hiện sự vượt trội, là thành quả của tiến bộ khoa học kỹ thuật nhưng cũng không thể phủ nhận những ưu điểm mà hệ thống trợ lái thủy lực có. Với lịch sử hơn nửa thế kỷ tồn tại và phát triển, hệ thống này đạt được những ưu điểm riêng như sau:

  • Hệ thống này mang lại cho tài xế cảm giác lái rất tốt. Do hệ thống này có kết cấu bằng cơ khí 100% nên cho phản ứng với bề mặt đường một cách chân thực nhất. Lực trả ngược lên vô lăng sẽ được tài xế cảm nhận một cách rõ ràng. Tuy nhiên, hệ thống trợ lái điện ngày nay cho cảm giác lái tốt và chân thực hơn.
  • Chi phí để bảo trì, bảo dưỡng hệ thống này thấp hơn bởi độ thông dụng. Một số hỏng hóc thường gặp ở hệ thống này như hỏng van phân phối hay rò rỉ dầu rất dễ kiểm tra và sửa chữa. Tuy nhiên, cần kiểm tra dầu trợ lái hay bảo dưỡng thường xuyên nhằm đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định hơn.

Nhược điểm

Bên cạnh ưu điểm thì ở hệ thống lái có trợ lực thủy lực vẫn còn tồn tại một số nhược điểm sau:

  • Có cấu tạo phức tạp, khối lượng nặng và chiếm nhiều không gian hơn so với hệ thống trợ lực điện.
  • Lượng tiêu hao nhiên liệu tốn hơn do hoạt động liên tục bởi cơ cấu nhận công suất từ động cơ.
Tay lái trợ lực thuỷ điện có cấu tạo phức tạp, chiếm nhiều không gian và khối lượng nặng
Tay lái trợ lực thuỷ điện có cấu tạo phức tạp, chiếm nhiều không gian và khối lượng nặng

Lời kết về hệ thống lái trợ lực thủy lực

Qua bài viết trên, suaxenang.com đã chia sẻ đến bạn các thông tin chi tiết về hệ thống lái trợ lực thủy lực. Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn giải đáp được phần nào thắc mắc của mình về hệ thống này.

Công ty Xe Nâng Asa chuyên cung cấp các dịch vụ về mua bán, cho thuê xe nâng hàng, sửa chữa xe nâng các hãng trên thị trường hiện nay. Ngoài ra chúng tôi còn cung cấp dịch vụ sửa xe nâng tại Bình Dương với giá rẻ và nhanh nhất.

Nếu các bạn đang có nhu cầu về xe nâng hàng, hãy liên hệ ngay với Công Ty Asa của chúng tôi để được giá ưu đãi và tư vấn rõ chi tiết hơn.

Xin chào, Mời bạn bình chọn!