Hệ thống phanh thủy lực ô tô là gì?

Hệ thống phanh thủy lực ngày nay được áp dụng cho hầu hết các loại xe hơi. Đây là hệ thống dùng để người lái xe thực hiện việc giảm tốc độ hoặc dừng xe khi cần thiết. Vậy bạn biết những thông tin gì về hệ thống này? Bài viết sau đây của suaxenang.com sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về cơ cấu, nguyên lý làm việc của hệ thống này. 

Hệ thống phanh thủy lực là gì?

Hầu hết xe hơi ngày nay đều sử dụng hệ thống phanh dẫn động thủy lực. Hệ thống này là nền tảng của một số hệ thống trên ô tô như: Phanh ABS, hệ thống điều khiển lực bám TCS, hệ thống cân bằng điện tử ESP, phanh tay điện tử, hệ thống phân phối lực phanh điện tử EBD, hệ thống đổ đèo HDC hay leo dốc HAC…

Hệ thống này có tác dụng giúp người điều khiển thực hiện việc giảm tốc độ của xe hoặc dừng xe khi cần thiết. Đa số các hệ thống này được sử dụng rộng rải trên các loại xe ô tô bây giờ vì tính an toàn bảo đảm.

Hầu hết xe hơi ngày nay đều sử dụng hệ thống phanh dẫn động thủy lực
Hầu hết xe hơi ngày nay đều sử dụng hệ thống phanh dẫn động thủy lực

Cấu tạo hệ thống phanh dẫn động thủy lực

Trong sơ đồ hệ thống thủy lực đơn giản có một số bộ phận chính: bàn đạp phanh, xilanh chính, đường ống dẫn, bầu trợ lực chân không, và xilanh công tác. Ngoài ra hệ thống này còn có rất nhiều bộ phận có sự liên kết chặt chẽ với nhau tạo nên sự hoàn chỉnh trong chuyển động của xe ô tô, cụ thể như sau:

Bàn đạp phanh

Khi cần giảm tốc độ của xe hoặc dừng xe thì người điều khiển xe sẽ đạp chân vào bàn đạp phanh. Bộ phận này được kết nối với xi lanh chủ thông qua một thanh liên kết hoặc dây cơ.

Xi lanh chủ

Đây là bộ phận không thể thiếu của mọi hệ thống phanh nhằm chuyển đổi lực tác động mà người điều khiển xe tác động lên bàn đạp phanh thành áp suất thủy lực. Xi lanh chủ có các chức năng cơ bản như: Cân bằng áp suất để phanh, áp suất phát triển, ngăn ngừa các chất gây ô nhiễm cho hệ thống…

Các thành phần cấu tạo nên xi lanh chủ cơ bản bao gồm: pít tông, vỏ, cốc cao su, bình chứa, van kiểm tra áp suất…

Xi lanh bánh xe

Bộ phận này có tác dụng chuyển đổi áp suất thủy lực thành áp suất cơ học. Xi lanh bánh xe có hai loại chính là xi lanh bánh xe piston đơn và xi lanh bánh xe bước.

Xi lanh bánh xe có hai loại chính là xi lanh bánh xe piston đơn và xi lanh bánh xe bước
Xi lanh bánh xe có hai loại chính là xi lanh bánh xe piston đơn và xi lanh bánh xe bước

Đường phanh và ống phanh

Đường phanh và ống phanh là bộ phận được sử dụng để truyền chất lỏng có áp suất cao giữa các bộ phận khác nhau. Trong đó, đường phanh cứng nhắc được tạo nên bằng cách sử dụng ống thép hai bức tường còn các ống phanh thì có thể di chuyển một cách linh hoạt.

>> Xem thêm: Vòng tua máy là gì? Chỉ số vòng tua máy như thế nào?

Dầu phanh

Đây là thành phần truyền áp lực đến xi lanh bánh xe. Đặc tính cần thiết cho các loại dầu phanh là: Dung sai nước, bôi trơn, điểm đóng băng thấp, không ăn mòn, điểm sôi cao và độ nhớt thích hợp.

Trống phanh

Bộ phận này chính là một trống tròn có chứa một bộ giày phanh ở bên trong. Những giày phanh này sẽ được cố định trên một mặt phẳng, phía sau đó được bắt vít để gắn vào vỏ trục. Khi các bánh xe chuyển động hoặc bạn thực hiện phanh thì bộ phận này sẽ xoay theo. Lúc này đôi giày di chuyển đến vị trí gần trống hơn để ngăn chặn sự quay của bánh xe.

Phanh đĩa

Phanh đĩa có chứa một roto kim loại hình đĩa và được bắt cố định bằng vít vào các hốc bánh xe. Cánh quạt kim loại này sẽ quay khi bánh xe chuyển động. Khi có lực tác động lên bàn đạp phanh, má phanh sẽ bị ép vào đĩa phanh và làm giảm tốc độ của xe.

Nguyên lý làm việc của hệ thống phanh ô tô

Hệ thống phanh trên ô tô này được sử dụng để giảm tốc độ của xe hoặc dừng xe theo điều khiển của người lái. Dưới đây là nguyên lý làm việc của hệ thống phanh này trên ô tô:

Khi đạp phanh

Khi cần giảm tốc độ xe hoặc dừng xe thì tài xế sẽ tác dụng lực lên bàn đạp phanh. Từ đó sẽ tác động lên piston thông qua cơ cấu dẫn động. Piston sẽ di chuyển trong xilanh phanh chính và đẩy dầu vào các đường ống dẫn để đi đến các xilanh bánh xe. Áp suất của dầu phanh tạo ra sẽ tạo ra lực tác động lên các piston. Xilanh phanh bánh xe sẽ được đẩy ra ngoài và tác dụng lên phanh đĩa hoặc phanh tang trống để thực hiện việc giảm tốc độ hoặc dừng xe. Lực tác động lên bàn đạp phanh của tài xế sẽ quyết định quãng đường và thời gian xe giảm tốc độ hoặc dừng hẳn.

Khi nhả phanh

Khi người lái nhả phanh lực tác động lên bàn đạp phanh sẽ không còn. Lúc này, Piston xilanh phanh bánh xe sẽ bị ép lại bởi cần điều khiển xilanh phanh chính hoặc cơ cấu lò xo vị hồi ở các bánh xe. Cùng lúc đó, dầu phanh cũng bị đẩy ngược về xilanh chủ như lúc đầu. Do đó, phanh sẽ được nhả ra và không có tác dụng giảm tốc độ hoặc dừng xe lại nữa.

Khi người lái nhả phanh lực tác động lên bàn đạp phanh sẽ không còn
Khi người lái nhả phanh lực tác động lên bàn đạp phanh sẽ không còn

Khi giữ phanh

Các piston được giữ nguyên trạng thái khi tài xế thực hiện việc giữ phanh. 

Lời kết về phanh thủy lực ô tô

Qua bài viết trên, suaxenang.com đã đem đến cho các bạn một số thông tin về cơ cấu và nguyên lý hoạt động của hệ thống phanh thủy lực của ô tô. Mong rằng những thông tin này sẽ hữu ích đối với bạn.

Công ty Xe Nâng Asa chuyên cung cấp các dịch vụ về mua bán, cho thuê xe nâng hàng, sửa chữa xe nâng các hãng trên thị trường hiện nay. Ngoài ra chúng tôi còn cung cấp dịch vụ sửa xe nâng với giá rẻ và nhanh nhất.

Nếu các bạn đang có nhu cầu về xe nâng hàng, hãy liên hệ ngay với Công Ty Asa của chúng tôi để được giá ưu đãi và tư vấn rõ chi tiết hơn.

Công Ty TNHH Xe Nâng Asa
VP:
 423 Vườn Lài, Phường An Phú Đông, Quận 12, Thành Phố Hồ Chí Minh
ĐT: 028.3719.5030 Fax: 028.3719.5031. DĐ: 0911.755.700 – 0911.755.722
Emai: xenangasa@gmail.com  Website : www.suaxenang.com – www.suaxenang.org

Xin chào, Mời bạn bình chọn!