Momen xoắn là gì? Công suất là gì? Liên hệ giữa chúng như thế nào.

Nếu muốn đánh giá sự mạnh mẽ của một động cơ người ta thường quan tâm đến momen xoắn và công suất. Vậy bạn có biết momen xoắn là gì, công suất là gì mà liên hệ của chúng ra sao? Hãy cùng suaxenang.com tìm hiểu một số thông tin liên quan đến vấn đề này qua bài viết sau đây nhé!

Momen xoắn là gì?

Mô men xoắn chính là một lực xoắn có xu hướng gây ra hướng chuyển động quay, là thước đo để có thể tính được một vật thể xoay quay một trục. Khi có một lực tác động vào một vật khiến nó xoay quanh một điểm từ đó sinh ra mô men xoắn.

Có thể bạn đã từng nghe nhắc đến nhưng lại không hiểu mô men xoắn là gì. Đây chính là một lực xoắn có thể gây ra chuyển động quay. Thông số này dùng để đo lực có thể khiến vật nào đó xoay quanh trục.

Nếu có một lực tác động khiến vật quay quanh trục thì sẽ khiến nó xoay quanh 1 điểm, lúc này momen xoắn sẽ xuất hiện. Bên cạnh đó, hướng của nó tùy thuộc vào hướng của lực tác động lên trục.

Monmen xoắn là gì?
Monmen xoắn là gì?

Công thức tính mô – men xoắn

Để tính được thông số này, chúng ta cần phải biết được gia tốc của lực tuyến tính, khối lượng và cả khoảng cách lực đó cách trục quay bao nhiêu. Theo đó, bạn sẽ nhận được các kết quả khác nhau tùy vào sự thay đổi các số liệu.

Công thức tính momen xoắn cụ thể như sau: T = P*9.55/n

Trong đó bao gồm:

  • T là mô men xoắn trên trục động cơ (Nm)
  • P là công suất của động cơ (kW)
  • n là tốc độ của động cơ (vòng/phút)
Công thức tính Momen xoắn
Công thức tính Momen xoắn

Đơn vị momen xoắn

Có nhiều đơn vị khác nhau được dùng để thể hiện momen lực. Cụ thể là 2 đơn vị là pound-feet (lb / ft) hoặc Newton mét (Nm). Mặc dù là 2 đơn vị khác nhau nhưng bạn hoàn toàn có thể đổi chúng với nhau một cách dễ dàng. Muốn chuyển từ Nm thành lb / ft bạn cần phải nhân với 0,737562149277. Ngược lại, đổi từ lb / ft thành Nm sẽ nhân số liệu với 1.35581794833.

Cảm biến momen xoắn

Tên tiếng Anh của cảm biến momen xoắn là torque sensor. Thiết bị này được sử dụng vô cùng phổ biến trong cuộc sống, đặc biệt là trong ngành công nghiệp ô tô. Trong đó, có những quy trình lắp ráp cần phải chính xác số đo của lực momen. Điều này nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn và kiểm soát chất lượng.

Nhờ loại cảm biến này mà người ta có thể kiểm tra được hoạt động của bộ truyền động đối với động cơ. Từ đó xác định quá trình lắp ráp đã được vận hàng đúng chưa. Lúc này momen lực và tốc độ quay sẽ được ghi lại và tiến hành lưu trữ.

Cảm biến momen xoắn
Cảm biến momen xoắn

Ý nghĩa của momen lực

Nhờ việc xác định mô men xoắn là con người có thể biết chính xác lực tối đa mà động cơ cung cấp. Nếu giá trị của lực momen càng lớn thì động cơ càng khỏe và hoạt động mạnh mẽ. Xét về khả năng vận hành của phương tiện thì thông số này sẽ giúp sẽ trườn, ủi, bươn hoặc leo dốc tốt hơn.

Công suất là gì?

Công suất là một đơn vị vật lý có tác dụng đo tốc độ thực hiện công. Để đo được công suất người ta sử dụng đơn vị mã lực (HP)/kW/PS. Nói một cách dễ hiểu, James Watt – người sáng tạo ra đơn vị này đưa ra định nghĩa về 1 mã lực. Đây chính là năng lượng cần thiết cần cung cấp cho xe để nâng 14,968 kg hàng lên cao 30,48 cm trong thời gian 1 phút.

Công suất càng lớn thì tốc độ xe chạy thật nhanh
Công suất càng lớn thì tốc độ xe chạy thật nhanh

Công thức tính công suất

Tính công suất dựa trên công thức: P=A/t.

Bao gồm:

  • P: Công suất (Jun/giây(J/s) hoặc Oát (W))
  • A: Công thực hiện (N.m hoặc J)
  • t: Thời gian thực hiện công (s)
Đơn vị tính công thức của công suất
Đơn vị tính công thức của công suất

Đơn vị của công suất là gì?

Theo hệ thống đo lường quốc tế, đơn vị của công suất được đặt theo tên của người phát minh ra – James Watt. Do đó, đơn vị được dùng là Watt (viết tắt là W).

1 Watt=1 J/s

Bên cạnh đó, người ta còn có thể thêm một số tiền tố để đo các công suất lớn hoặc nhỏ như MW, nW. Ngoài ra, còn có 1 đơn vị đo thường dùng để chỉ công xuất của các động cơ là mã lực (HP).

  • Tại Anh: 1 HP = 0,746 kW.
  • Tại Pháp: 1 HP = 0,736 kW.

Tuy nhiên, khi sử dụng để đo công suất điện người ta thường dùng đơn vị KVA. 

1 KVA = 1000 VA

Ý nghĩa của công suất

Việc xác định công suất có vai trò rất quan trọng đối với máy móc, thiết bị, động cơ. Nếu công suất lớn thì chiếc xe sẽ chạy nhanh hơn và ngược lại, công suất nhỏ thì tốc độ sẽ thấp. Ngoài ra, bạn còn có thể dựa trên công suất để biết được tốc độ tối đa của động cơ là bao nhiêu.

Công suất là một đơn vị vật lý có tác dụng đo tốc độ thực hiện công
Công suất là một đơn vị vật lý có tác dụng đo tốc độ thực hiện công

Mối liên hệ giữa công suất và momen xoắn

Cả momen lực và công suất đều có sự thay đổi liên tục trong dải vòng tua hoạt động của động cơ. Do đó, công suất, mô-men xoắn và vòng tua máy sẽ có mối liên hệ mật thiết với nhau. Nếu động cơ đạt được một số tiêu chí sau thì sẽ được coi là hoàn hảo:

  • Sở hữu công suất cực đại lớn cho thấy động cơ sẽ đạt được tốc độ cao.
  • Mô-men xoắn cực đại lớn giúp động cơ có khả năng tải nặng, tăng tốc nhanh, lực kéo mạnh.
  • Mô-men xoắn cực đại phải đạt được khi hoạt động ở vòng tua thấp như vậy động cơ mới có khả năng tăng tốc nhanh, tiết kiệm nhiên liệu, tải nặng tức thời. 
  • Muốn động cơ có khả năng tải nặng và tốc độ của xe tăng thì momen xoắn cực đại phải đạt tại 1 dải vòng tua dài.

>> Xem thêm: Vòng tua máy là gì? Chỉ số vòng tua máy như thế nào?

Sở hữu công suất cực đại lớn cho thấy động cơ sẽ đạt được tốc độ cao
Sở hữu công suất cực đại lớn cho thấy động cơ sẽ đạt được tốc độ cao

Tổng kết về momen xoắn và công suất

Hy vọng qua thông tin mà sua xe nang chia sẻ bạn đã hiểu momen xoắn là gì, công suất là gì và mối liên hệ giữa 2 thông số này ra sao. Đây đều là những thông số không thể bỏ qua khi bạn muốn đánh giá động cơ nào đó. Đừng quên liên hệ với ASA để được bộ phận tư vấn kỹ thuật hỗ trợ chi tiết hơn bạn nhé!

Các bạn có tham khảo thêm dịch vụ sửa chữa xe nâng tại tphcm, bảo trì, bảo dưỡng, mua bán và cho thuê xe nâng tại TP. HCM. Nếu bạn đang có nhu cầu hãy liên hệ với chúng tôi ngay để được hỗ trợ nhanh chóng.

5/5 - (2 bình chọn)