Khi lái xe điều mà bạn cần quan tâm là xe có tải trọng bao nhiêu. Đây là một thông số vô cùng quan trọng trong quá trình vận chuyển hàng hóa. Hãy cùng suaxenang.com tìm hiểu tải trọng là gì và sự khác nhau giữa tải trọng và trọng tải ra sao qua bài viết sau.
Tải trọng xe là gì?
Mục lục
Tải trọng của xe là ngẫu lực hoặc lực nào đó từ bên ngoài tác động vào xe. Điều này nhằm mục đích xem xét sức bền cơ học của phương tiện đó. Hiểu một cách nôm na, tải trọng là số cân của hàng hóa được chở trên xe.
Trọng tải là gì?
Trọng tải được hiểu là khả năng chịu nặng tuyệt đối tối đa cho phép ở mặt kỹ thuật do nhà sản xuất công bố trong tài liệu thông số kỹ thuật của phương tiện. Thông số này được tính bằng tổng trọng lượng hàng hóa trên xe (nếu có) cộng với tổng trọng lượng xe. Dựa trên thông số này chúng ta sẽ xác định được xe có đang chở quá số lượng hàng hóa cho phép hay không.
So sánh sự khác nhau của tải trọng và trọng tải
Không ít người có sự nhầm lẫn giữa trọng tải và tải trọng trong nhiều trường hợp. Vậy sự khác biệt của tải trọng và trọng tải xe là gì?Trong khi tải trọng thể hiện cho khối lượng hàng hóa mà phương tiện đang chứa thì trọng tải khối lượng tối đa mà xe có thể vận chuyển. Trọng tải xe cho biết khả năng chịu nặng tối đa mà phương tiện đó có thể chở theo như công bố của tài liệu kỹ thuật khi mua xe.
>> Xem thêm: Tiêu chuẩn khí thải Euro 4 là gì? Nhằm giảm tối đa lượng khí thải ô nhiễm từ xe ô tô, tải đưa ra môi trường nên các tiêu chuẩn khí thải được ra đời.
Ý nghĩa của tải trọng là gì?
Qua những thông tin trên ta có thể thấy tải trọng xe tải chính là sức chở hàng của xe được nhà nước quy định. Khi biết chính xác được thông số này thì người tài xế sẽ biết rằng phương tiện của mình có chở quá số lượng hàng hóa hay không. Từ đó đưa ra biện pháp xử lý sao cho phù hợp.
Bên cạnh đó, dựa trên thông số tải trọng người mua xe sẽ biết rằng mình nên mua sản phẩm nào để tương ứng với nhu cầu sử dụng. Không những thế, điều này giúp chủ xe tránh được việc vi phạm quy định về tải trọng khi tham gia giao thông một cách dễ dàng.
Tải trọng xe được quy định hiện nay
Tải trọng của xe được phân chia thành 2 loại khác nhau là thân liền với các loại xe tải thùng, thân rời là các loại gắn sơ mi rơ mooc, cụ thể như sau:
Quy định về trọng lượng toàn bộ xe
Mỗi loại xe có có quy định riêng về giới hạn tổng trọng lượng của xe. Với xe thân liền thì trọng lượng xe sẽ được tính theo tổng số trục của phương tiện. Vậy quy định tải trọng trục xe là gì? Nếu tổng số trục là 2 thì trọng lượng phải nhỏ hơn 16 tấn, 3 trục thì nhỏ hơn 24 tấn, 4 trục thì trọng lượng nhỏ hơn 30 tấn…
Với các loại xe đầu kéo sơ mi rơ mooc cũng tương tự dựa trên số trục. Cách tính tải trọng xe cụ thể như sau: khi tổng số trục là 3 thì trọng lượng tối đa 26 tấn, tổng 4 trục thì trọng lượng tổng của tổ hợp tối đa 34 tấn.
Quy định về xe quá tải trọng là gì?
Dựa trên quy định trên luật của Bộ Giao thông vận tải thì chỉ những trường hợp đặc biệt mới được cấp Giấy lưu hành xe quá tải trọng trên đường bộ. Đơn cử như khi không có phương án vận chuyển nào có thể thay thế hoặc không có phương tiện nào có thể phù hợp để vận chuyển trên đường. Tuy nhiên, những trường hợp xe chở hàng quá khối lượng hàng chuyên chở theo thiết kế của nhà sản xuất đã được phê duyệt sẽ không được cấp Giấy phép lưu hành xe.
Khi việc khả năng khai thác của đường bộ bị ảnh hưởng và vượt quá mà có yêu cầu khảo sát, kiểm định thì tổ chức, cá nhân đang vận hành xe sẽ phải chịu trách nhiệm. Chi khi hoàn thành nghĩa vụ và trách nhiệm chi trả những khoản chi phí liên quan thì mới được cấp Giấy lưu hành xe bởi cơ quan thẩm quyền.
>> Xem thêm: Thông số lốp xe ô tô tải là gì? Việc nắm bắt các thông số sẽ giúp chủ xe chọn đúng lốp phù hợp với mình để giải thiểu tải trọng.
Mức phạt khi xe chở quá trọng tải quy định
Mỗi trường hợp vi phạm sẽ phải chịu mức phạt khác nhau. Điều này sẽ được thể hiện chi tiết thông qua bảng sau đây:
STT | Mức quá tải | Mức phạt với tài xế | Mức phạt với chủ xe |
1 | 10 – 30% | 800.000 – 1 triệu đồng | 2 – 4 triệu đồng |
2 | 30 – 50% | 3 – 5 triệu đồng | 6 – 8 triệu đồng |
3 | 50 – 100% | 5 – 7 triệu đồng | 14 – 16 triệu đồng |
4 | 100 – 150% | 7 – 8 triệu đồng | 16 – 18 triệu đồng |
5 | Trên 150% | 8 – 12 triệu đồng | 18 – 20 triệu đồng |
Tuy nhiên, tổ chức, cá nhân vận hành xe cần phải lưu ý một số thông tin sau:
- Nếu vi phạm quy định về tải trọng thì ngoài việc bị phạt tiền thì lái xe còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe trong thời gian từ 1 đến 5 tháng.
- Bạn sẽ phải bỏ phần hàng quá tải khỏi xe theo hướng dẫn của người có thẩm quyền ngay tại nơi vi phạm.
- Nếu chủ xe là tổ chức thì mức phạt sẽ tăng lên gấp đôi vì trên đây chỉ là mức với cá nhân.
- Nếu người tài xế cũng là chủ xe thì sẽ bị xử phạt theo mức đối với chủ xe.
- Khi xe chở quá trọng tải dưới 10% tổng trọng tải theo quy định sẽ không bị xử phạt.
Lời kết
Mong rằng qua thông tin trên của sua xe nang bạn đã đọc bài viết tải trọng là gì, tải trọng và trọng tải có gì khác biệt. Đừng quên liên hệ với Asa để được nhân viên kỹ thuật trình độ cao của chúng tôi tư vấn chi tiết hơn.
Công ty Asa cung cấp dịch vụ sửa xe nâng hàng, bảo trì, bảo dưỡng, mua bán và cho thuê xe nâng hàng tại TP. HCM. Nếu bạn đang có nhu cầu về xe nâng hàng hãy liên hệ với công ty chúng tôi nhé!