1. Ưu điểm khi mua xe nâng hàng cũ

Ưu điểm khi mua xe nâng hàng cũ
– Kinh phí đầu tư ban đầu thấp
– Nhiều nguồn cung cấp ở khắp các tỉnh thành (đặc biệt Hải Phòng, Hà Nội, TPHCM)
– Xe nâng hàng cũ thường có sẵn nên bạn không cần mất thời gian chờ hàng.
2. Nhược điểm
– Một số loại xe nâng sẽ rất khó kiếm xe cũ. Nhà cung cấp thường chỉ nhập những dòng xe tiêu chuẩn dễ bán. Những dòng xe khác khó bán hơn.
Ví dụ, nếu bạn tìm 01 xe nâng động cơ điện đứng lái (reach truck) 2.5 tấn, chiều cao nâng từ 7 mét trở lên sẽ rất khó tìm. Hoặc những dòng xe nâng dầu từ 10 tấn trở lên.
– Khó có thể đánh giá được chất lượng còn lại của xe. Người bán thường nói :”Xe còn mới 70-80%”. Tuy nhiên, bạn lấy tiêu chuẩn gì để đánh giá xe đấy còn 70-80%. Bạn không thể căn cứ vào màu sơn của xe mà đánh giá là mới hay không.
– Phụ tùng thiết bị thay thế khó kiếm.
– Hết bảo hành: Xe nâng cũ thường hết bảo hành hoặc bảo hành còn rất ít, không bằng được xe mới.
Nếu mua xe mới, bạn không phải lo lắng về thời gian bảo hành ban đầu (tối thiểu 01 năm theo quy định của nhà sản xuất). Ngoài ra, trong vòng 5~6 năm đầu, bạn không cần phải lo lắng lắm về xe.
– Xe cũ có thể thường xuyên xảy ra hỏng hóc: Xe cũ đang làm việc mà gặp phải sự cố hỏng hóc đột xuất sẽ ảnh hưởng lớn đến công việc của toàn bộ nhà máy. Bạn lại phải mất thời gian gọi đội kỹ thuật đến sửa chữa.
– Thời gian lựa chọn xe kéo dài: phải đi lại, lựa chọn, đến tận nơi xem và kiểm tra xe.
– Xe nâng cũ dĩ nhiên là tiêu hao nhiên liệu nhiều hơn xe mới rồi.
3. Lời khuyên khi mua xe nâng hàng cũ

Lời khuyên khi mua xe nâng hàng cũ
– Không nên mua xe nâng điện cũ (kể cả xe ngồi lái và đứng lái, stacker, xe bán tự động) khi bạn không am hiểu về xe nâng hàng. Nếu vẫn quyết định mua, bạn nên nhờ đội tư vấn kỹ thuật kiểm tra thật kỹ ắc quy.
– Nếu doanh nghiệp bạn dùng xe khoảng 5h liên tục/ngày (khoảng 40h/tuần) thì nên sử dụng xe nâng mới.
– Nếu vẫn quyết tâm có ý định mua xe cũ, bạn phải xác định được ngân sách muốn bỏ ra là bao nhiêu. Cùng một yêu cầu kỹ thuật: xe nâng động cơ dầu 2.5 tấn 3 mét, bạn sẽ có 5-7 hãng xe khác nhau, mỗi hãng xe sẽ có 5 đến 7 đời xe khác nhau từ năm 2000 đến hiện tại với các mức giá khác nhau. Có mức ngân sách cụ thể tức là bạn đang tiết kiệm thời gian cho mình rồi đấy.
– Nếu doanh nghiệp bạn chưa có chiếc xe nào thì nên mua xe mới. Vì mua xe cũ không có chất lượng ổn định, nếu đang làm việc mà tự nhiên bị hỏng, sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động sản xuất và hiệu năng công việc.
– Chúng tôi là đại lý chính hãng cho xe nâng hàng Mitsubishi tại Việt Nam. Phân phối đầy đủ các dòng sản phẩm như: Xe nâng động cơ, xe nâng điện, xe nâng Gas …
- Động cơ điện là gì? Cấu tạo, phân loại, nguyên lý hoạt động
- Tìm hiểu động cơ điện 1 pha là gì?
- Tìm hiểu động cơ 1 chiều là gì?
- Sự khác nhau giữa vi điều khiển và vi xử lý
- Hệ thống phanh ABS là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động như thế nào?
- Tìm hiểu về khí động lực học trên ô tô
- Cảm biến vị trí bướm ga: cấu tạo và nguyên lý hoạt động
- Cảm Biến Lưu Lượng Khí Nạp Là Gì?
- Tìm hiểu về góc đặt bánh xe ô tô
- Khóa vi sai là gì? Cấu tạo, nguyên lý và ưu nhược điểm
- Ưu nhược điểm của xe nâng điện và xe nâng dầu
- Cách thay dây curoa ô tô bảo đảm an toàn 2021
- Cách kiểm tra và khắc phục bơm xăng ô tô bị hỏng
- Tìm hiểu về tỉ số nén là gì?
- Tìm hiểu về 4 loại hộp số tự động trên ô tô và công dụng
- Hệ thống lái trợ lực thủy lực trên xe ô tô là gì?
- Tìm hiểu về cấu tạo và nguyên lý của biến mô thủy lực
- Động cơ đốt trong là gì? Cấu tạo, nguyên lý và phân loại cụ thể
- Cấu tạo và nguyên lý làm việc của hệ thống khởi động xe ô tô
- Hệ thống lái trợ lực điện trên xe ô tô là gì?