Như một số báo đưa tin lộ trình chuyển đổi hoàn toàn từ sử dụng xăng khoáng A92(Ron92) bằng xăng sinh học E5(95% Xăng + 5% ethanol), vậy khi sử dụng xăng E5 có thựcsự hại động cơ xe!? , hay tăng công xuất động cơ và giảm ô nhiểm môi trường,. Xăng sinh học E5 có trị số octan cao hơn A92, nhờ đó làm tăng hiệu suất động cơ và giảm lượng khí thải. Chỉ khi pha cồn không tinh khiết, xăng E5 mới có nguy cơ gây hỏng hóc xe.
Xăng E5 có ây hại động cơ!?
Thực chất, E5 là hỗn hợp gồm xăng A92 pha thêm 5% cồn ethanol. Do trị số octan của cồn ethanol là 109, khi pha vào xăng A92 sẽ làm tăng trị số octan của hỗn hợp này lên từ 1 đến 2 đơn vị, vì vậy xăng E5 có trị số octan tương đương A93 – A94.Trị số octan biểu thị khả năng chống kích nổ. Trị số octan càng cao thì khả năng chống kích nổ càng lớn. Hiểu đơn giản là xăng E5 khó cháy hơn xăng A92.
Với những mẫu xe có tỷ số nén càng cao thì nên sử dụng nhiên liệu có trị số octan cao. Cụ thể, với những xe có tỷ số nén trên 9:1, loại xăng phù hợp có trị số octan trên 92. Ngược lại, với những chiếc xe có tỷ số nén dưới 9:1, bạn chỉ nên sử dụng xăng A92 để đạt hiệu suất cao nhất.
Hầu hết xe máy đang chạy tại Việt Nam hiện nay đều có tỷ số nén từ 9:1 trở lên, vì vậy, nếu sử dụng xăng A92 sẽ dẫn tới hiện tượng kích nổ, làm giảm hiệu suất của động cơ. Sử dụng xăng E5 trên những chiếc xe này giúp nhiên liệu bắt lửa khi đã đủ độ nén, nhờ đó tăng hiệu suất và giảm khí thải độc hại. Chính sách chuyển đổi sang sử dụng nhiên liệu sinh học E5 và sắp tới là E10 là xu hướng có lợi cho người dân.
Thí nghiệm xăng E5 có gây hại chi tiết máy:
Trường ĐH Bách khoa Hà Nội và Trung tâm Ứng dụng và Chuyển giao công nghệ – Viện Dầu khí Việt Nam đã thử nghiệm ngâm các chi tiết máy trong bồn nhiên liệu sinh học 1.500 giờ. Kết quả cho thấy các chi tiết máy không thay đổi so với trước khi ngâm. Tuy nhiên, nếu sử dụng nhiên liệu lớn hơn 5% ethanol thì phải cải tiến hệ thống chế hòa khí.
Kết Luận: xăng sinh học thân thiện hơn với môi trường so với các loại nhiên liệu đốt hóa thạch. Theo dự đoán, xăng sinh học sẽ trở thành nhiên liệu thay thế trong tương lai, khi nguồn dầu khí cạn kiệt.